1. Lưu trữ dữ liệu sử dụng máy chủ NAS (Network Attached Storage)
NAS viết tắt của Network Attached Storage hay còn gọi là ổ cứng mạng. Nas là thiết bị lưu trữ dữ liệu có một hoặc nhiều ổ cứng khi sử dụng được kết nối với hệ thống mạng Lan (gắn với Router/ Modem/ Switch) có kết nối mạng internet. Ổ đĩa mạng NAS cho phép người dùng lưu trữ tập trung, chia sẻ file, giải trí đa phương tiện từ bất kì nơi đâu và bất kì thiết bị nào chỉ với kết nối mạng internet.
+ Ưu điểm
- NAS là sự lựa chọn lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp đơn giản và chi phí hợp lý, đáp ứng việc truy cập dữ liệu nhanh trên nhiều client.
- Sao lưu dữ liệu từ Windows, Mac, và có thể là các máy Linux
- Dữ liệu dự phòng tốt
- NAS đáp ứng nhiều nhu cầu hơn so với DAS
- Khả năng lưu trữ và khả năng mở rộng của NAS thường lớn hơn so với DAS
- NAS cung cấp khả năng tập trung dữ liệu với chi phí hợp lý.
- Do có thể được truy cập thông qua mạng nên các file thường được đặt tại một địa điểm, thay vì bị phân tán trên nhiều server hay thiết bị như DAS.
- Đối với những hệ thống phải lưu trữ một lượng lớn các video và hình ảnh cho số lượng lớn thì NAS là một lựa chọn tốt. NAS phục vụ tập tin trên một mạng và cung cấp linh hoạt hơn trong việc tiếp cận dữ liệu, vì nền độc lập của mình.
- Ngoài ra, NAS còn có các ưu điểm khác như dễ triển khai và vận hành khi có hoặc không có nhân viên IT tại chỗ.
+ Nhược điểm
- Việc truy xuất dữ liệu phụ thuộc vào đường truyền mạng nội bộ. Nếu dữ liệu lớn sẽ làm nghẽn đường truyền.
- Hỗ trợ lưu trữ theo dạng file chứ không phải dạng block nên không đáp ứng được các dịch vụ cần cấu trúc lưu trữ theo block.
2. Phương thức lưu trữ Cloud (Lưu trữ đám mây)
+ Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và không gian: Triển khai nhanh, giảm thời gian chuyển giao dữu liệu. Không tốn không gian cho lưu trữ thiết bị.
- Tính linh hoạt cao: Cho phép việc giao tiếp, thực hiện công việc liền mạch, nhanh chóng, giúp gia tăng hiệu suất công việc.
- Nâng cao bảo mật, khôi phục thiệt hại: Như đã nói, các bản sao dữ liệu của bạn vẫn luôn ở đâu đó trong đám mây, nên với clưu trữ đám mây, các mối nguy như việc dự liệu bị mất, bị đánh cắp hay phá hủy đều được giải quyết.
- Tiết kiệm chi phí phần cứng: Vấn đề chi phí luôn là bài toán hóc búa của bất cứ Doanh nghiệp nào. Vậy nên, lưu trữ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi rất lớn cho các phần cứng, ổ cứng hay phí bảo trì, nâng cấp tốn kém.
+ Nhược điểm
- Tùy chọn kéo và thả – Mặc dù tùy chọn này được coi là dễ sử dụng nhưng đôi khi nó có thể khiến bạn đặt nhầm tệp. Vì vậy, thay vì kéo và thả các tệp, hãy sử dụng phương pháp sao chép và dán.
- Phụ thuộc vào kết nối internet – Nếu bạn không có kết nối internet hoạt động, bạn không thể truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên đám mây. Đôi khi, điều này làm hỏng các tệp và khiến bạn bất lực.
- Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu – Không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đều có thể bảo mật dữ liệu của bạn. Do đó, khi chọn dịch vụ lưu trữ đám mây, hãy đảm bảo dịch vụ đó tuân theo tất cả các biện pháp bảo mật và không làm rò rỉ dữ liệu của bạn.
- Dịch vụ lưu trữ đám mây đắt tiền – Nếu bạn là người dùng gia đình và chọn dịch vụ đám mây dành cho doanh nghiệp, nó có thể đắt. Vì vậy, hãy chọn gói một cách thông minh và mua bộ nhớ cần thiết.
- Vấn đề di chuyển dữ liệu – Đây là một trở ngại hoặc bất lợi đáng kể của dịch vụ lưu trữ đám mây. Sau khi bạn quyết định chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, bạn có thể gặp phải vấn đề. Thuật ngữ cho một tình huống như vậy được gọi là vendor lock-in và phổ biến ở quy mô doanh nghiệp vừa và lớn.
- Dễ bị tấn công trực tuyến – Với thông tin cá nhân và doanh nghiệp nhạy cảm của bạn được lưu trữ trên đám mây, chúng rất dễ bị tấn công. Vì Internet không thể được tin cậy hoàn toàn; do đó, khả năng dữ liệu bị tấn công luôn luôn tồn tại.
- Quản lý dữ liệu – Một nhược điểm khác của lưu trữ đám mây là quản lý dữ liệu. Vì lưu trữ đám mây tuân theo cấu trúc của nó để lưu dữ liệu, hệ thống hiện có của doanh nghiệp bạn có thể không tích hợp tốt với nó.
- Chi phí trọn đời – Nếu bạn sử dụng bộ nhớ đám mây công cộng, giá bộ nhớ có thể tăng lên trong những năm qua.
3. Lưu trữ từ thiết bị gắn ngoài DAS (Direct Attached Storage)
+ Ưu điểm
- Dễ lắp đặt, thực hiện
- Chi phí thấp
- Hiệu năng cao
+ Nhược điểm
- Tính mở rộng hạn chế: Nếu dữ liệu tăng lên và khiến số lượng máy chủ tăng lên thì sẽ tạo nên nhiều vùng dữ liệu bị phân tán gây gián đoạn trong quá trình lưu trữ.
- Công việc bảo trì khó khăn nếu số lượng máy chủ nhiều.
- Khó khăn khi muốn sao lưu hay bảo vệ một hệ thống kho lưu trữ dữ liệu đang nằm rải rác và phân tán.
Quy trình Khảo sát =>Giải pháp => Triển khai => Bảo trì