Các doanh nghiệp thường xuyên thu thập các dữ liệu về người dùng như thông tin cá nhân, thói quen, lưu lượng truy cập,…để tạo thành cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng. Tất cả dữ liệu đó đầy tiềm năng để phát triển doanh nghiệp của bạn nếu bạn biết cách sử dụng nó.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được những lợi thế tương tự như các doanh nghiệp lớn khi sử dụng dữ liệu đúng cách. Các doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu để đưa ra quyết định về:
Tìm khách hàng mới.
Tăng khả năng giữ chân khách hàng.
Cải thiện dịch vụ khách hàng.
Quản lý tốt hơn các chiến dịch marketing.
Theo dõi tương tác phương tiện truyền thông xã hội.
Dự đoán xu hướng bán hàng.
Tóm lại, dữ liệu giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn cho công ty của họ.
Dữ liệu là nguồn cung cấp năng lượng cho các chiến lược marketing của mọi công ty. Nó giúp bạn hiểu cách khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn như thế nào, người dùng hoạt động trên mạng xã hội ra làm sao, nội dung nào họ thích nhất và kênh nào mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất.
Nếu bạn có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin khách hàng, bạn có thể sử dụng nó cho các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu liên quan và cụ thể dựa trên sở thích, vị trí của họ. Dữ liệu giúp bạn đảm bảo mỗi chiến dịch đang hoạt động tối ưu và luôn mang lại kết quả.
Khi bạn có dữ liệu phù hợp, việc theo dõi hiệu suất của công ty so với các mục tiêu mà công ty đề ra sẽ dễ dàng hơn. Dữ liệu có thể giúp tối ưu hóa các lĩnh vực không được quản lý, chẳng hạn như quản lý chuỗi cung ứng hoặc lập kế hoạch hậu cần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu lời của bạn.
Nó cũng có thể giúp bạn sắp xếp hợp lý các hoạt động của riêng mình và giảm lượng thời gian bạn dành để thực hiện các công việc không mang lại quá nhiều lợi ích. Nó có thể giúp giảm thiểu sai sót về khía cạnh con người khi xảy ra sự cố, chẳng hạn như sự cố sản xuất dẫn đến mất cơ hội bán hàng hoặc làm tổn hại danh tiếng của bạn.
Ngoài việc giúp bạn tăng doanh thu, dữ liệu cho phép các công ty cải thiện quản lý tài chính. Bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thói quen chi tiêu của doanh nghiệp.
Do đó, bạn có thể thấy được ngân sách công ty đang phân bổ như thế nào và các khoản chi tiêu có hợp lý hay không. Việc theo dõi và đánh giá doanh thu của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết những yếu tố nào đang tác động vào nó, chẳng hạn như khu vực, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đang tạo ra nhiều doanh thu nhất và doanh thu đến từ đâu. Dữ liệu của bạn sẽ cho bạn thấy các lĩnh vực có cơ hội phát triển trong tương lai và cho phép bạn phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Mỗi doanh nghiệp đều có những thách thức mà dữ liệu có thể giúp giải quyết được. Tuy nhiên, các ngành khác nhau sẽ có các loại dữ liệu khác nhau do các đặc điểm riêng biệt của nó.
Dưới đây là một số ví dụ về cách các doanh nghiệp khác nhau sử dụng một số loại dữ liệu:
Các doanh nghiệp thương mại điện tử: Họ sử dụng dữ liệu phân tích khách hàng, phân tích phương tiện truyền thông, phân tích trang web, phân tích tiếp thị kỹ thuật số, số liệu bán hàng và tiếp thị trực tuyến và các thông tin khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.
Các công ty chăm sóc sức khỏe: Họ thường cập nhận dữ liệu về hồ sơ y tế, báo cáo phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) và nghiên cứu và phát triển (R&D).
Các cơ quan chính phủ: Các cơ quan chính quyền sử dụng các loại dữ liệu khác nhau liên quan đến dịch vụ của họ, chẳng hạn như số liệu thống kê tội phạm, xu hướng việc làm, chỉ số kinh tế, thông tin điều tra dân số và các báo cáo hiện trạng môi trường.
Các cơ sở giáo dục: Họ tập trung chủ yếu vào việc thu thập các thước đo để đánh giá giáo dục, quản lý tuyển sinh hoặc an toàn trong khuôn viên trường.
Ngày nay, dữ liệu đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản để phát triển và điều hành doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn không biết cách xử lý dữ liệu thì chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ gặp nguy cơ bị đào thải.
Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số hóa, việc xử lý dữ liệu đã không còn quá khó khăn và phức tạp như trước đây. Hiện nay, có rất nhiều công cụ để một doanh nghiệp có thể sử dụng để phân tích các dữ liệu của công ty nhằm tối ưu hóa nguồn lợi.
Trong bài viết, chúng tôi đã chia sẻ các kiến thức cơ bản về dữ liệu cùng với đó là một số loại dữ liệu mà các doanh nghiệp thường dùng theo từng lĩnh vực riêng.
NAS SYNOLOGY giúp cá nhân, và các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật và làm việc hiệu quả hơn!